Chiến lược giúp Mcredit tăng thị phần

01/04/2023 16:30

Chiến lược giai đoạn 2022-2026 của Mcredit là dẫn đầu về mặt hiệu quả, top 2 về quy mô và phục vụ lượng khách hàng gấp 10 lần năm 2020.

Những chuyển đổi đúng hướng trong năm 2022 giúp số lượng khách hàng được tiếp cận các sản phẩm của Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) tăng mạnh, từ đó, tăng thị phần của thương hiệu trên thị trường tài chính tiêu dùng. Doanh nghiệp xác định thời gian tới sẽ vận hành hệ thống rẻ hơn, tiết kiệm chi phí, chuyển đổi số tốt hơn để phục vụ nhiều khách hàng, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng hoạt động cao hơn tốc độ tăng nhân sự.

Để đạt được mục tiêu giai đoạn 2022-2026, Mcredit dự kiến tăng tốc triển khai 6 chuyển dịch chiến lược. Cụ thể là tăng trưởng tín dụng có chọn lọc, gắn tăng trưởng với chất lượng tín dụng và phát triển khách hàng; xác định huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm, đảm bảo các chỉ số an toàn và tối ưu chi phí vốn... Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ mở rộng, thu hút khách hàng mới với rủi ro thấp, sản phẩm phù hợp từng đối tượng khách hàng; cung cấp nhiều sản phẩm tiện ích hơn, có những chính sách khuyến mãi, ưu đãi sớm, tại thời điểm khách hàng tiếp cận với công ty.

Chuyển đổi số tiếp tục là động lực chính trong năm 2023 để doanh nghiệp đạt các mục tiêu về tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả. Theo đó, định hướng chuyển dịch từ multi-channel sang omni-channel sẽ giúp tăng cường khả năng kết nối, từ đó, thu hút và giữ chân khách hàng, nâng cao lượng khách hàng tiềm năng và giúp thương hiệu được nhiều người đánh giá cao, tin tưởng hơn.

Mcredit thực hiện nhiều chuyển đổi để tăng nhận diện thương hiệu tới khách hàng.

Mcredit thực hiện nhiều chuyển đổi để tăng nhận diện thương hiệu tới khách hàng. Ảnh: Mcredit

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, lấy khách hàng làm trung tâm

Mang sức trẻ và tinh thần khởi nghiệp, Mcredit chủ động học hỏi những giá trị cốt lõi tốt đẹp của hai cổ đông lớn là MBBank và SBI Shinsei Bank để xây dựng văn hóa doanh nghiệp mang tính nhân văn từ nội bộ công ty và đối với khách hàng. "Tân: sáng tạo - hiệu quả"; "Tâm: tôn trọng - hợp tác"; "Tín: cam kết - tin cậy" là những giá trị cốt lõi doanh nghiệp xây dựng và hướng tới.

Lấy khách hàng là trung tâm, Mcredit mong muốn mang lại sự thuận tiện cho người tiêu dùng với hệ thống giải pháp tài chính toàn diện và được thiết kế tối ưu phù hợp từng đối tượng. Theo đó, các sản phẩm mang lợi thế như thủ tục xét duyệt nhanh gọn, lãi suất cạnh tranh... Đồng thời, để tạo thuận lợi trong việc thanh toán của khách hàng, doanh nghiệp đã kết nối 26.884 điểm thanh toán Payoo, MoMo, Viettel, VnPost và hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch của MBBank trên toàn quốc.

Đa dạng sản phẩm, dịch vụ

Không chỉ gắn kết và khai thác lợi thế từ tập đoàn, Mcredit còn đóng góp ngược trở lại vào sự phát triển chung của MBBank và SBI Shinsei Bank. Ngoài góp phần về lợi nhuận tăng trưởng ổn định hàng năm, theo Tổng giám đốc Lê Quốc Ninh, Mcredit như điểm chạm đầu tiên cho nhiều khách hàng tiếp cận được và tiếp cận thêm thành công với các sản phẩm dịch vụ tài chính khác của MB Group.

"Nhiều khách hàng sau thời gian sử dụng sản phẩm tín dụng của Mcredit và chứng minh lịch sử thanh toán tốt, đã tăng hạng tín nhiệm và tiếp cận được với những sản phẩm ưu đãi hơn của MBBank cũng như các công ty thành viên khác của tập đoàn", ông Minh chia sẻ thêm.

Theo CEO Mcredit, nói đến cho vay tiêu dùng, thường thị trường chỉ biết đến sản phẩm cho vay tiền mặt và cho vay trả góp, gần đây là thẻ tín dụng. Ngoài những sản phẩm cơ bản này, Mcredit còn phối hợp với tập đoàn, các công ty con khác trong hệ sinh thái MB Group triển khai thêm một số sản phẩm, dịch vụ tài chính liên kết như bảo hiểm, cho vay đồng tài trợ, cho vay có tài sản đảm bảo, nhận cầm cố tài sản, bảo lãnh khoản vay... hướng tới nhu cầu tài chính đa dạng của khách hàng.

Mcredit thực hiện nhiều chuyển đổi để tăng nhận diện thương hiệu tới khách hàng.

Mcredit thực hiện nhiều chuyển đổi để tăng nhận diện thương hiệu tới khách hàng. Ảnh: Mcredit

Tích cực chuyển đổi số và tối ưu dữ liệu

Xác định chuyển đổi số và dữ liệu giúp khách hành nhanh chóng tiếp cận sản phẩm với chi phí rẻ, công ty chú trọng đầu tư nền tảng hạ tầng về công nghệ thông tin, dữ liệu và phân tích dữ liệu. Đến nay, phần lớn quy trình, dịch vụ nội bộ mục tiêu của Mcredit đã được số hóa. Tỷ lệ cuộc gọi tự động thành công cao giúp tiếp cận từng phân khúc khách hàng nhanh chón. Sự dịch chuyển này giúp Mcredit có khả năng cung ứng dịch vụ rẻ, nhanh hơn, tiện lợi và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Song song với kênh dịch vụ truyền thống, Mcredit cũng đã chuyển dịch sang cung cấp dịch vụ trên kênh số, dựa trên cơ sở phân tích dữ liệu và cá nhân hóa khách hàng giúp việc đánh giá rủi ro về mặt tín dụng nhanh và chính xác hơn.

Theo nhiều dự báo, kinh tế thế giới năm 2023 có dấu hiệu suy thoái trong ngắn hạn, đi kèm tình trạng lạm phát. Điều này ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam và các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đại diện Mcredit tin tưởng sẽ biến khó khăn chung thành cơ hội.

"Chúng tôi sẽ tìm kiếm và phát huy lợi thế, tăng cường khả năng cung ứng dịch vụ đến những khách hàng tốt, khách hàng có nhu cầu thực sự để sớm đạt được những mục tiêu đã đề ra", đại diện Mcredit bày tỏ.

Tuệ Minh

Bạn đang đọc bài viết "Chiến lược giúp Mcredit tăng thị phần" tại chuyên mục Doanh nghiệp - Doanh nhân.