Doanh nhân Lương Tuấn Nghĩa - người vừa hiến tặng 05 triệu đô cho trường đại học Fulbright Việt Nam là ai?

28/02/2022 16:10

luong-tuan-nghia-1645957557.png

Đại học Fulbright Việt Nam (Fulbright) vừa mới nhận được khoản hiến tặng trị giá 40 triệu đô la từ tám thành viên và gia đình của Hội đồng Sáng lập. Phần lớn những thành viên doanh nhân này đều là những doanh nhân nổi tiếng tại Việt Nam.

Co thể kể đến như ông ông Nguyễn Bảo Hoàng và bà Nguyễn Thanh Phượng (Công ty Phoenix Holdings), ông Lê Văn Kiểm và gia đình (Chủ tịch Công ty CP đầu tư và kinh doanh Long Thành), bà Lê Nữ Thùy Dương và gia đình (Phó Chủ tịch Công ty CP đầu tư và kinh doanh Golf Long Thành), ông Trần Trọng Kiên và gia đình (Chủ tịch và Tổng Giám đốc Công ty Thiên Minh), ông Đỗ Viết Cường và gia đình (cựu Giám đốc chiến lược toàn cầu, Tập đoàn Samsung), ông Lê Hồng Minh và gia đình (sáng lập và Tổng Giám đốc Công ty cổ phần VNG), ông Vương Quang Khải và gia đình (đồng sáng lập Công ty cổ phần VNG, Chủ tịch Zalo).

Một trong số những người hiến tặng lần này ít được biết đến nhất chính là doanh nhân Lương Tuấn Nghĩa, được giới thiệu là Tổng Giám đốc công ty Evergreen Invest. Tuy nhiên, tìm hiểu kỹ cho thấy gia thế của Lương Tuấn Nghĩa cũng rất khủng khi là con trai ông Lương Xuân Hà - chủ tịch HĐQT công ty cổ phần tập đoàn Ecopark, ông chủ khu đô thị lớn nhất ở miền Bắc.

img-0270-scaled-1645856451.jpgLương Tuấn Nghĩa (ngoài cùng bên trái) trong buối công bố khoản hiến tặng trị giá 40 triệu USD từ 8 thành viên và gia đình cho Trường ĐH Fulbright VN

Lương Tuấn Nghĩa tham gia vào công việc kinh doanh của gia đình từ rất sớm. Sau khi tốt nghiệp đại học ở Mỹ về Việt Nam, Tuấn Nghĩa làm việc cho công ty gia đình với cương vị là Phó Tổng giám đốc.

Sau đó, Lương Tuấn Nghĩa gia nhập đội ngũ quản lý của CTCP tập đoàn Ecopark với chức vụ thành viên thường trực hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm trực tiếp phụ trách hoạt động tiếp thị và phát triển sản phẩm.

Vào năm 2013, Lương Tuấn Nghĩa thành lập công ty cổ phần Evergreen Invest. Tiền thân là công ty thành viên của tập đoàn Vihajico - chủ đầu tư của khu đô thị Ecopark. Theo giới thiệu, Evergreen là công ty đầu tư và vận hành dịch vụ đa ngành nghề như: bất động sản, giáo dục, sự kiện, quảng cáo, giải trí, ẩm thực và khách sạn…  

Đối với lĩnh vực bất động sản, Evergreen Invest tập trung phân phối các sản phẩm của tập đoàn Ecopark như chung cư, nhà phố và biệt thự tại các khu vực Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Nguyên, Huế…

Về lĩnh vực F&B, Evergreen Invest đang quản lý chuỗi nhà hàng, dịch vụ ẩm thực tại khu đô thị Ecopark bao gồm nhà hàng Cây Cau, nhà hàng Em Bistro, nhà hàng Academy Café và The Whisky Library.

Trong lĩnh vực golf, Evergreen Invest đang vận hành học viện EPGA. Đây là cơ sở tập luyện golf với cơ sở vật chất và thiết bị chuẩn quốc tế giúp người chơi có thể lựa chọn khu tập đánh trên cỏ thật, sân tập 9 hố par 3 đầu tiên tại Hà Nội, studio sử dụng công nghệ phân tích video… EPGA từng được bầu chọn là sân golf 3 par tốt nhất thế giới của tổ chức World Golf Award vào năm 2019.

Năm 2016, Lương Tuấn Nghĩa được vinh danh trong danh sách Forbes Việt Nam 30 under 30.

Về bố của Lương Tuấn Nghĩa - ông Lương Xuân Hà (sinh năm 1961) hiện chủ tịch HĐQT công ty cổ phần tập đoàn Ecopark. Theo tìm hiểu, ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm nghề sửa chữa và kinh doanh đồng hồ ở Hà Nội. Đến năm 18 tuổi, ông bắt đầu nhập ngũ và phục vụ trong quân đội. Rời quân ngũ, ông bắt đầu theo nghề truyền thống của gia đình là sửa chữa đồng hồ tại phố Hàng Bông, Hà Nội. Sau khi lấy vợ, 2 vợ chồng ông bắt đầu thuê một cửa hàng ở phố Hàng Đào để kinh doanh đồng hồ.

luong-xuan-ha-1-1645956637.PNGÔng Lương Xuân Hà - chủ tịch HĐQT công ty cổ phần tập đoàn Ecopark

Vào đầu những năm 1990, ông Hà cùng bạn bè chuyển hướng kinh doanh bằng việc mở một salon ô tô trên đường Nguyễn Văn Cừ. Đến năm 1994, ông Hà chính thức bén duyên với lĩnh vực bất động sản thông qua thương vụ đầu tay là mua lại căn biệt thự cổ số 17 Trần Hưng Đạo, cải tạo và biến nó thành khách sạn Desyloia và nhà hàng Cây Cau. Sau một thời gian kinh doanh khách sạn và nhà hàng, ông Lương Xuân Hà tiếp tục mở rộng việc kinh doanh trong ngành bất động sản.

Đến giai đoạn đầu năm 2000, ông tham vọng muốn phát triển một dự án lớn do chính người Việt Nam thực hiện bởi phần lớn các dự án bất động sản trọng điểm vào thời điểm này đều vào tay các công ty nước ngoài.

Cơ duyên đã đưa ông Lương Xuân Hà gặp được ông Đào Ngọc Thanh và đây cũng là dấu mốc quan trọng cho sự ra đời của dự án khu "đô thị xanh" mang tên Ecopark.

ecopark-1-1645957647.jpgVới diện tích hơn 500ha, Ecopark được xem là khu đô thị có quy mô lớn nhất miền Bắc

Ý tưởng của Ecopark được hình thành khi ông Hà cùng ông Thanh liên tục xuất ngoại để tham khảo các dự án của nước ngoài để xem họ làm thế nào. Cuối cùng, hai ông đã nhận thấy rằng dù ở các nước đã phát triển có hàng trăm tòa nhà trọc trời, với những trung tâm đô thị sầm uất hiện đại bậc nhất, con người vẫn mong được về sống giữa thiên nhiên. Từ đó, ý tưởng phác hoạ về khu đô thị sinh thái lớn nhất miền Bắc dần hình thành và hành trình gây dựng Ecopark bắt đầu từ đây.

Đến năm 2003, ông Lương Xuân Hà thành lập CTCP Đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng (Vihajico). Đây là tiền thân của CTCP Tập đoàn Ecopark sau này. Chỉ cách trung tâm Hà Nội 25 phút lái xe, Ecopark tọa lạc tại huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Với diện tích hơn 500ha, Ecopark được xem là khu đô thị có quy mô lớn nhất miền Bắc.Dự án này được khởi công vào năm 2009, được chia làm 9 giai đoạn trong 20 năm và dự kiến hoàn thành năm 2029. 

Dự án được thực hiện theo quy định đổi đất lấy hạ tầng quy định tại Luật Đất đai 1993. Để lấy được khu đất nằm cạnh Hà Nội, Vihajico được giao triển khai Dự án xây dựng đường từ cầu Thanh Trì đi thị xã Hưng Yên đoạn từ huyện Văn Giang đến xã Dân Tiến – Khoái Châu.

Tổng mức đầu tư của cả hai dự án này lên tới nhiều nghìn tỷ đồng, dù thời điểm đó, Vihajico chỉ có vốn 70 tỷ đồng và là "con số 0" tròn trĩnh trong lĩnh vực xây dựng, cả cơ sở hạ tầng lẫn bất động sản - cho thấy cái "tầm" của ông bà chủ doanh nghiệp này.

Ecopark một dự án trở thành điểm nóng về khiếu kiện của tỉnh Hưng Yên trong nhiều năm vì giá đền bù rất thấp, nhất là khi so sánh với giá bán sản phẩm thương mại của dự án. Theo chia sẽ của lãnh đạo xã Xuân Quan trên báo Nông nghiệp, giá đền bù đất đai cho người dân ở xã Xuân Quan ban đầu chỉ 42 nghìn đồng/m2 sau đó tăng lên 76 nghìn đồng/m2.

Đỉnh điểm của vụ việc này là vụ cưỡng chế và xô xát diễn ra vào tháng 4/2012 khiến 2 người chết, nhiều tài sản bị hủy hoại và hơn 20 người dân bị bắt. 8 người dân xã Cửu Cao, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên gây rối tại dự án Ecopark - Văn Giang lúc đó bị xử phạt tù về tội gây rối trật tự công cộng.

Đầu năm 2019, Vihajico tiến hành đổi tên thành CTCP Tập đoàn Ecopark như hiện nay, cùng với đó là chiến lược phát triển mới, hướng tới đầu tư đa ngành vào các lĩnh vực như giáo dục, y tế, nông nghiệp sách.

Đây cũng là một năm thắng lớn của CTCP Tập đoàn Ecopark khi doanh thu toàn tập đoàn là 4.346 tỷ đồng, cao hơn 34% so với năm 2018; lãi sau thuế theo đó tăng mạnh 32% lên 533 tỷ đồng. Với chỉ số lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) lên tới 4.814 đồng, Ecopark là một trong những doanh nghiệp địa ốc hoạt động hiệu quả nhất, nếu so với những tên tuổi hàng đầu trên sàn chứng khoán như Novaland (3.579 đồng), Đất Xanh Group (2.672 đồng) hay Khang Điền (1.690 đồng), và chỉ đôi phần kém cạnh so với ông lớn số 1 Vinhomes (6.502 đồng).

Sau 18 năm hình thành và phát triển, Ecopark tới nay đã trở thành một trong những tập đoàn địa ốc hàng đầu cả nước, với tổng tài sản ngót nghét 10.000 tỷ đồng, vốn cổ phần trong năm vừa qua được tăng gấp rưỡi lên 1.097 tỷ đồng.

Ở một số chỉ tiêu chi tiết hơn, chiếm khoảng 1/3 tổng tài sản tới cuối năm 2019 là hàng tồn kho (3.277 tỷ đồng), giảm 20% so với đầu năm, gồm tiểu dự án Khu Aqua Bay (1.647 tỷ đồng), Chi phí xây dựng biệt thự đảo (733 tỷ đồng), Tiểu dự án Khu Palm Spring (413 tỷ đồng), Chi phí xây dựng trung tâm Vietcombank (365 tỷ đồng)...Liên quan đến dự án trung tâm Vietcombank, Ecopark tới cuối năm ngoái đã nhận trước từ Vietcombank 563 tỷ đồng.

Số dư chi phí xây dựng cơ bản dở dang là 1.495 tỷ đồng, chủ yếu là chi phí xây dựng giai đoạn 2 của khu Bờ Nam. Ngoài ra, còn 2.033 tỷ đồng chi phí giải phóng mặt bằng và chi phí xây dựng đường giao thông liên tỉnh Hưng Yên - Hà Nội. Dự án BT được cấp phép cách đây 17 năm từng gây xôn xao dư luận khi được đối ứng bằng 500ha đất dự án Ecopark. 

Bên kia bảng cân đối kế toán, vốn chủ sở hữu của Ecopark là 1.647 tỷ đồng, trong đó vốn cổ phần 1.097 tỷ đồng, phần còn lại chủ yếu là lãi chưa phân phối trong năm. Vay nợ tài chính ngắn và dài hạn là 2.747 tỷ đồng, người mua trả tiền trước ngắn hạn là 2.384 tỷ đồng.

Về ban lãnh đạo của Ecopark, sau sự thoái lui của ông Đào Ngọc Thanh, Ecopark vào đầu năm 2019 có CEO mới là ông Trần Quốc Việt. Vị doanh nhân có học vị Tiến sĩ chuyên ngành kinh doanh và quản lý cũng có một "ghế" trong HĐQT 4 người, bên cạnh Chủ tịch HĐQT Lương Xuân Hà và hai Phó Chủ tịch Nguyễn Quốc Khanh, Đặng Thị Ngọc Bích (vợ ông Hà). Ở Ban Tổng giám đốc, có 6 Phó TGĐ là bà Bích Ngọc và các ông Nguyễn Công Hồng, Bùi Tiến Hùng, Vũ Mai Phong, Nguyễn Dũng Minh và ông Đàm Hải Giang. Ba Thành viên Ban kiểm soát là Trưởng ban Ngô Quang Thành và hai thành viên Nguyễn Doãn Cương, Lâm Nhị Hà.