Kinh tế Đà Nẵng phát triển như thế nào trong 5 năm qua?

14/03/2024 00:14

Những kết quả đạt được 5 năm qua đã khẳng định tính đúng đắn của các chủ trương, định hướng của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng.

Chiều 13/3, Ban Thường vụ Thành ủy thành phố Đà Nẵng phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Kinh tế vĩ mô - Kinh tế Đà Nẵng phát triển như thế nào trong 5 năm qua?

Những kết quả đạt được 5 năm qua đã khẳng định tính đúng đắn của các chủ trương, định hướng của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Văn Quảng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng nhấn mạnh, trên cơ sở tổng kết, đánh giá 15 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 16/10/2003, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/01/2019.

Đây là văn kiện chính trị có tính định hướng quan trọng, lâu dài, mở ra nhiều cơ hội, tiềm năng lớn để thành phố phát triển trong giai đoạn mới.

Nhận thức được ý nghĩa chiến lược và tầm quan trọng đó, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố đã chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan Trung ương tập trung quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết; kịp thời ban hành 12 chương trình, kế hoạch chuyên đề cụ thể hóa Nghị quyết với 525 nhiệm vụ, đến nay đã hoàn thành 113 nhiệm vụ (tỉ lệ 21,5%), đang triển khai 390 nhiệm vụ (tỉ lệ 74,3%).

Kinh tế Thành phố này tiếp tục có bước phát triển, cơ cấu chuyển dịch theo hướng hiện đại, đạt được nhiều kết quả quan trọng trong ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh; quốc phòng, an ninh được giữ vững, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện với nhiều chính sách mới mang đậm tính nhân văn.

Đây là những cơ sở quan trọng để Thành phố này có thể phát triển nhanh và bền vững trong thời gian đến và cũng là những kết quả chứng tỏ Nghị quyết số 43-NQ/TW đang dần đi vào cuộc sống.

Tuy nhiên bên cạnh một số kết quả đạt được, thành phố Đà Nẵng cũng thẳng thắn tự nhận thấy quá trình thực hiện Nghị quyết số 43-NQ/TW vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đạt được các mục tiêu như kỳ vọng.

Tăng trưởng kinh tế chưa cao, thiếu ổn định, quy mô kinh tế chưa có sự bứt phá; việc huy động các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội còn hạn chế.

Những hạn chế, tồn tại nêu trên, bên cạnh nguyên nhân khách quan do bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước không thuận lợi, tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 và diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu, thì các nguyên nhân mang tính chủ quan vẫn là cơ bản.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo tập trung nhiều vào công tác phòng, chống dịch bệnh, bão lũ và phục hồi kinh tế sau đại địch.

Trong cùng một thời điểm, thành phố phải giải quyết, khắc phục nhiều kết luận thanh tra, bản án gây lãng phí các nguồn lực, ảnh hưởng môi trường đầu tư. Chưa có cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội, phù hợp và chưa tạo ra nguồn lực lớn để thực hiện tốt các mục tiêu đề ra.

Trong khi đó, ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo cho biết, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết, phát triển kinh tế- xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh thành phố Đà Nẵng đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Kinh tế vĩ mô - Kinh tế Đà Nẵng phát triển như thế nào trong 5 năm qua? (Hình 2).

Ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương tại Hội nghị.

Kinh tế của thành phố có bước phát triển. Quy mô kinh tế tiếp tục được mở rộng; tăng trưởng kinh tế được duy trì, chất lượng tăng trưởng được cải thiện với năng suất lao động cao hơn bình quân cả nước và cao nhất trong vùng (đạt 211,8 triệu đồng/lao động), mức độ tập trung kinh tế ngày càng cao, gấp 3,4 lần so cả nước.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại với tỷ trọng khu vực dịch vụ và công nghiệp chiếm gần 90% trong GRDP thành phố này; một số ngành, lĩnh vực có bước phát triển khá, hướng tới là trung tâm vùng, nhất là thương mại, dịch vụ, du lịch biển.

Không gian và tiềm năng kinh tế biển từng bước được khai thác và phát huy hiệu quả. Hệ thống kết cấu hạ tầng tiếp tục được đầu tư theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm; đô thị phát triển theo mô hình đô thị nén hiện đại với tỉ lệ đô thị hoá đạt 87,45%, cao nhất cả nước.

Công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh gắn với thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đạt nhiều kết quả quan trọng. Liên kết, hợp tác được quan tâm, nhất là về phát triển đô thị, du lịch, khoa học, công nghệ, giáo dục - đào tạo, y tế, công nghệ thông tin.

Kinh tế vĩ mô - Kinh tế Đà Nẵng phát triển như thế nào trong 5 năm qua? (Hình 3).

Hội nghị sơ kết, là cơ hội để thành phố Đà Nẵng tiếp tục phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương tiếp thu, bổ sung, hoàn thiện Đề án để báo cáo Bộ Chính trị.

Văn hóa, xã hội, giáo dục - đào tạo, y tế đều có bước phát triển; đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Quốc phòng, an ninh được bảo đảm. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được chú trọng.

Ông Nguyễn Hồng Sơn nhấn mạnh, những kết quả đạt được về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của thành phố Đà Nẵng trong 5 năm qua đã khẳng định tính đúng đắn của các chủ trương, định hướng của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng và chứng tỏ Nghị quyết số 43-NQ/TW đang dần đi vào cuộc sống.

Tuy nhiên, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 43-NQ/TW, phát triển kinh tế- xã hội thành phố Đà Nẵng còn nhiều khó khăn. Một số chỉ tiêu khó hoàn thànhm nếu không có quyết tâm cao và nỗ lực lớn.

Bạn đang đọc bài viết "Kinh tế Đà Nẵng phát triển như thế nào trong 5 năm qua?" tại chuyên mục Tài chính.